Skip to main content

Đảng Cộng sản Trung Quốc vùng vẫy trước nguy cơ đang đến gần


H1
Đất nước Trung Quốc đang đứng trước thời khắc lịch sử trọng đại. (Ảnh tổng hợp của NTDTV)
Từ khi làn sóng thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu dấy lên cũng là lúc sự diệt vong tất yếu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được ấn định. Trong giai đoạn biến đổi trọng đại này của lịch sử, tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ cũng đã xuất hiện một vài động thái lớn.
Gần đây, giới chức cấp cao đã bỏ phiếu thông qua việc thực thi tuyên thệ trước Hiến pháp mà không đoái hoài gì đến “Đảng”, các cơ quan chính phủ còn đề xuất “dũng cảm thừa nhận, tiếp thu sự thật về sự biến chất thoái hóa của đảng”, điều này cho thấy các  cơ quan này đang phát đi một số tín hiệu nào đó. 
Hiện tại khí số của ĐCSTQ hầu như đã tận, cuốn sách “Cửu bình” được phổ biến rộng rãi đã giúp cho dân chúng hiểu rõ được bản chất tà ác của đảng, đây chính là thời khắc quan trọng trong sự kiện thoái xuất khỏi ĐCSTQ, sắp có sự biến hóa lớn về mặt bản chất. “Trung quốc Cộng sản Đảng vong” đã trở thành thiên ý, là quy luật của lịch sử, là trào lưu chung đại diện cho các giá trị dân chủ phổ quát của thế giới, dân tộc Trung Hoa sẽ vượt khỏi kiếp nạn và bước đến một kỷ nguyên mới của sự phục hưng vĩ đại, không ai có thể ngăn cản nổi.

1. Giải thể ĐCSTQ là tất yếu của lịch sử

Gần đây, các cơ quan chính phủ Bắc Kinh đã có một động thái quan trọng, không ngừng phát đi những tín hiệu muốn vứt bỏ ĐCSTQ. Ngoài việc tầng lớp lãnh đạo cấp cao thông qua biểu quyết không tuyên thệ trước đảng, cũng có người cho rằng, ĐCSTQ nên đổi một cái tên khác. Truyền thông nhà nước cũng đưa tin rằng chính phủ đang có sự sắp xếp, sắp phải cải cách chế độ.
Ông Tập Cận Bình gần đây đã có một lời phát biểu khá hiếm hoi trong kỳ đại hội vừa rồi: “Cần dũng cảm đối mặt với thực tế khắc nghiệt; thừa nhận, tiếp thu sự thật tha hóa biến chất có nguy cơ dẫn đến vong đảng vong quốc”. Trong báo cáo của ông Tập không hề có chút “kỵ húy” mà liệt kê ra những sáu nguy cơ lớn có thể dẫn đến “vong đảng”, đồng thời chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn trong nội bộ, xã hội đã bạo phát một cách phức tạp và có chuyển biến xấu. Sáu nguy cơ bao gồm cả chính trị, kinh tế, xã hội, tín ngưỡng và nhiều lĩnh vực khác. Điều này cho thấy sự hủ bại trong thể chế ĐCSTQ đã hết thuốc chữa, cũng như không còn đủ sức để vu hồi. Các ý kiến bên ngoài cho rằng, một sự đổi thay to lớn sắp xảy ra, ĐCSTQ sắp đứng trước nguy cơ – điều này khiến đảng không thể không thực hiện những động tác vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản.
Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều có một quá trình thịnh suy nhất định, một trái táo hư thì phải vứt đi, một chính quyền cũng có quá trình sinh – hưng –thịnh – suy – nguy – vong. Thời xưa, những vương triều nào xuất hiện phong bế chuyên quyền, tàn bạo, hủ bại thì vương triều ấy không thể tồn tại lâu dài – đó chính là quy luật phát triển của lịch sử, trên thế gian không có triều đại nào là vạn cổ trường lưu. Trong lịch sử Trung Quốc, triều đại tồn tại lâu nhất là nhà Chu với hơn 800 năm trị vì, nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi cái vận diệt vong. Hiện nay, một chính quyền hủ bại bất kham như ĐCSTQ cũng đã bước vào chặng cuối của con đường phế diệt.
Tần Thủy Hoàng sau khi lập vị, đã dùng mọi phương cách để cầu trường sinh bất lão, cuối cùng cũng chỉ là vọng tưởng. Sau đó ông ta lượm lặt được một cuốn “Tiên thư”, trong sách viết “vong Tần giả, Hồ dã” (diệt nước Tần là Hồ vậy). Tần Thủy Hoàng đọc xong, cứ ngỡ “Hồ” ở đây là chỉ Hung Nô, bèn sai đại tướng Mông Điềm xuất lĩnh ba mươi vạn quân tiến về phương Bắc chinh phạt Hung Nô để diệt hậu họa vong quốc. Sau đó còn cho đắp thêm Vạn Lý Trường Thành để ngăn bước người Hồ tiến về phía Nam. Tần Thủy Hoàng băng hà, bọn Lý Tư tự sửa di chiếu, lập con thứ Hồ Hợi lên ngôi đế, tức Tần nhị thế. Tần nhị thế bạo ngược vô đạo, dẫn đến quốc phá gia vong, ứng nghiệm theo lời sấm “Vong Tần giả, Hồ dã”. Chẳng qua, “Hồ” ở đây không phải là tộc Hồ (Hung Nô) như Tần Thủy Hoàng vẫn nghĩ mà chính là “Hồ” Hợi.
Thế cho nên một triều đại tự diệt cũng là vì đó là quy luật không thể tránh khỏi, hoặc là do thiên ý, đến lúc kiếp số đã tận, không cần biết phòng bị tốt thế nào, sử dụng bao nhiêu thủ đoạn, bạo lực mạnh tay đến đâu cũng không thể kéo dài được. ĐCSTQ tự tạo kẻ địch cho mình ở khắp nơi, đó cũng là dấu hiệu bị tận diệt.
Trong lúc xã hội Trung Quốc đang xuất hiện làn sóng thoái đảng, rất tự nhiên ĐCSTQ cũng đứng trước nguy cơ diệt vong. Hệ thống chấp pháp của cơ quan Chính Pháp Ủy thậm chí còn có thể cưỡi lên đầu pháp luật, bạt mạng “duy trì ổn định”, đả kích và áp chế nhân sĩ trong mọi giới, thậm chí quay mũi giáo về đoàn thể tu luyện; dùng những phương thức vô cùng bạo lực, tà ác và lưu manh để kéo dài hơi tàn của đảng cộng sản.
Thời Minh có một bộ phận thị vệ mang tên “Đông tập sự xưởng”, gọi tắt là “Đông Xưởng”, trụ sở đặt ở một con hẻm ở Bắc Kinh, là cơ quan đặc vụ tình báo đầu tiên trên thế giới, cơ quan này đã tạo ra vô số những án oan.
Khi triều đình hội thẩm những án lớn, Cẩm y vệ ở Bắc Trấn phụ trách tra khảo trọng phạm, Đông Xưởng đều phái người đến nghe hội thẩm. Tất cả các vệ môn trong triều đình đều có người của Đông Xưởng ngồi trực, giám sát từng cử động một của quan viên. Đến cuối thời Minh, cũng là thời kỳ hoạn quan chuyên quyền lên đến đỉnh điểm trong lịch sử Trung Quốc. Tên hoạn quan Ngụy Trung Hiền được triều đình hủ bại vô năng trọng dụng, lúc hắn ta ra ngoài, xe cộ cờ phướn giống hệt (có khi còn hơn) hoàng đế. Sĩ phu đại thần các bậc đều phải quỳ hai bên đường tung hô thiên tuế. Lúc Ngụy Trung Hiền chuyên quyền, đặc vụ của các xưởng vệ càng thêm phóng túng ngạo mạn, khiến cho mâu thuẫn xã hội cuối thời Minh càng thêm kịch liệt, chính trị bại hoại, kinh tế phá sản, trật tự xã hội đảo lộn, tình thế càng lúc càng khó cứu vãn, đẩy nhanh nguy cơ sụp đổ của nhà Minh.
Hoàng đế Càn Long nhà Thanh có lời bình về triều Minh như sau: “Cái nguyên nhân diệt vong của nhà Minh không phải là vì giặc cướp, mà vì Thần tông quá hoang đường, mở đường cho hoạn quan chuyên quyền, các đại thần thì chí để ở tiền bạc, bá quan ở các chức vụ cũng a dua đục khoét. Ngôi vua vẫn còn, hoạn quan có thể trị, nhưng xét về cái thế của thiên hạ đã như chỗ đất sông lở thì không thể sửa móng, cá ươn thì không cất giữ được”.
Tuy rằng Tập Cận Bình đã hạ bệ “Chính Pháp sa vương” Chu Vĩnh Khang, người được mệnh danh là hạt nhân trung tâm quyền lực thứ hai của ĐCSTQ, thậm chí nếu cuối cùng rồi sẽ hạ bệ Giang Trạch Dân, nhưng sự chuyên quyền, ham lộc vị, tiền tài, đục khoét, a dua… đã ăn sâu vào trong mọi mắt xích, toàn bộ cơ thể ĐCSTQ đã thối rữa, chỉ dựa vào “đả hổ” không thôi cũng chẳng thể trừ được cái gốc hủ bại. Các cơ quan của hai họ Tập – Lý dù tận lực đến mấy cũng chẳng thể xoay chuyển nổi thể chế của ĐCSTQ, bởi vì thời đại cần sự tiến bộ, những giá trị phổ quát của thế giới đã dần đi sâu vào lòng người, nếu không thay đổi triệt để tất sẽ dẫn đến diệt vong.
Thật ra, Trung Quốc cũng đã từng tiến hành qua những thay đổi to lớn, Đặng Tiểu Bình đã đem cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông chuyển hóa thành “con đường đặc sắc của Trung Quốc”, nhưng trên thực chất không hề tiến hành thay đổi nào, cũng chỉ là cải cách trong nội bộ thể chế, vẫn cứ tiếp tục duy trì đảng. Do đó, đến khi “con đường đặc sắc của Trung Quốc” đi đến chặng cuối, ĐCSTQ lại đứng trước nguy cơ sụp đổ. Cuối thời Thanh, triều đình cũng từng trải qua một vài cải cách thay đổi luật pháp và duy tân, nhưng không hề tiến hành thay đổi gì về mặt bản chất, do đó, vương triều ấy cũng không tránh khỏi số mệnh diệt vong.
Những năm cuối triều Thanh, súng ống phương Tây đã bắn vỡ cánh cổng triều đình, văn hóa phương Tây và các dạng trào lưu ý thức cuồn cuộn du nhập vào. Một bộ phận quan viên và phần tử trí thức Trung Quốc đã nhận thức được: không cải cách thì Trung Quốc không có cách nào đối mặt với thách thức mới. Những người thuộc phái duy tân như Khang Hữu Vi, Lương Học Siêu chủ trương cải cách nội bộ thể chế, thay đổi chế độ xã hội chính trị dưới quyền lực của hoàng đế. Chủ trương này đã được sự ủng hộ của vua Quang Tự, phái duy tân đã triển khai cuộc cải cách Mậu Tuất. Năm 1898, khi cuộc cải cách Mậu Tuất thất bại, Từ Hy thái hậu lại tiếp tục chuyên quyền tiếm vị, hoàng đế Quang Tự bị quản thúc tại Doanh Đài ở Trung Nam Hải.
Thanh triều sụp đổ, hoàn toàn không có bóng dáng ngoại địch, không có nguy cơ kinh tế, cũng không có khởi nghĩa nông dân trên quy mô lớn. Cách mạng Tân Hợi chẳng qua chỉ là một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Vũ Xương, rồi sau đó dân chúng các nơi nườm nượp hô ứng, kết quả đế quốc Đại Thanh tan tành như ngói vỡ. Có thể nói số vận Đại Thanh đã tận, và tất nhiên, trước đó Tôn Trung Sơn cũng đã nhiều lần phát động khởi nghĩa vũ trang làm bước đệm.
Nguyên nhân chủ yếu là chế độ chính trị của nhà Thanh đã không còn phù hợp với kết cấu xã hội, không thể gánh vác sản lực của nền sản xuất tiên tiến. Đó cũng là lúc Trung Quốc dấy lên trào lưu ý thức của giai cấp tư sản đòi hỏi phải thích ứng với thế giới, ý thức này xung đột sâu sắc với sự hủ bại và bảo thủ của quý tộc Đại Thanh. Nhà Thanh đã không thích ứng được với hình thế mới, trào lưu mới. Đối diện với biết bao nguy cơ từ trong ra ngoài và cuộc cải cách không thể tránh khỏi, cuối cùng triều Thanh đã đi đến diệt vong.
Giống như Trụ vương thời Ân, toàn bộ quá trình và nguyên nhân diệt vong đã cảnh cáo người đời là thiên ý không thể trái được, thần linh không hề biến mất. Lịch sử Trung Quốc nói với chúng ta một điều, thịnh suy của từng triều đại là đều có quy luật. Tất cả mọi điều trên thế giới đều có thiên ý. Đảng Cộng sản tồn tại trên thế giới đã hơn 100 năm, bản chất tà ác của nó đã được con người nhận thức rõ, do đó việc giải thể Đảng Cộng sản đã trở thành dòng chảy tất yếu của lịch sử, một sự thay đổi lớn đang xuất hiện trên sân khấu Trung Quốc.

2. Giải thể Đảng Cộng sản là dòng chảy chung của thế giới

Trong lịch sử tư tưởng của thế giới, một trăm năm trước, một âm hồn mang tên Cộng sản đã xuất hiện và vật vờ ở bầu trời châu Âu. Từ bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” Marx đã sáng lập ra học thuyết chủ nghĩa Cộng sản, nọc độc của học thuyết này đã được truyền đi trong suốt lịch sử cận đại, hiện đại, ảnh hưởng đến toàn cục của thế giới hiện nay. Sau khi thế giới nhận thức được bản chất bạo lực tà ác của Đảng Cộng sản, độc tố của nó vẫn còn di căn tại một số quốc gia.
Kể từ sau thế chiến thứ hai, cuộc vận động của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới đã đi đến đỉnh điểm, Liên Xô trong 10 năm ngắn ngủi đã trở thành quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu, lớn thứ hai thế giới. Nhưng đây chỉ là một biểu hiện tạm thời, theo sự thay đổi của thời gian, rất nhiều tệ đoan đã xuất hiện. Thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng Cộng sản là một thể chế tập quyền tập trung cao độ. Loại thể chế này hoàn toàn đi ngược với quy luật phát triển của nền kinh tế hiện đại, đè bẹp tính tích cực của địa phương, xí nghiệp và người lao động, lại thêm sự hủy diệt các phần tử tri thức bất đồng chính kiến và đàn áp các đảng phái đối lập chính trị, dẫn đến sự khống chế chặt chẽ về hình thái ý thức. Khiến cho xã hội sau khi có sự đột phá ở bề mặt ban đầu liền lập tức sa vào trạng thái chết cứng, phong bế và lộn xộn.
Trong cục diện của thế giới hiện đại, chủ nghĩa cộng sản đã có một trận tuyến khá rộng lớn, từ Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc len lỏi đến các quốc gia bần cùng ở thế giới thứ ba, thậm chí là thế giới Ả Rập, cho đến cả đầu giường của Saddam Hussain cũng chất đầy những tuyển tập của Stalin và Mao Trạch Đông. Hễ quốc gia nào theo bước của Liên Xô và Trung Cộng, thì đó sẽ là một quốc gia bạo lực về chính trị, bần cùng về kinh tế.
Do đó, với con đường chung của thế giới là dần hướng theo hòa bình và phát triển, dạng thể chế này khiến cho kinh tế phát triển chậm chạp, gây mất cân bằng trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng thêm nghiêm trọng. Những tệ đoan mang tính chất chế độ lần lượt nổi cộm như: hủ bại chính trị, tàn sát bằng bạo lực, bịt miệng dư luận, khống chế tín ngưỡng…, điều này đã không còn phù hợp với nhịp độ của thế giới hiện đại và các giá trị phổ quát được cộng đồng quốc tế công nhận. Chủ nghĩa cộng sản buộc phải tìm kiếm con đường thoát thân.
Một làn sóng lật đổ chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới do đó đã dần dần xuất hiện, bắt đầu từ năm 1989, bao gồm cả những quốc gia thuộc thế giới Cộng sản cùng với Trung Quốc, đã phát sinh làn sóng dân chủ lật đổ nền thống trị chuyên chế của Chủ nghĩa Cộng sản, những quốc gia Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông và Trung Âu đã phát sinh những biến đổi kịch liệt và to lớn.
Ngày 6 tháng 10 năm 1989, Đảng Công nhân Xã hội Hungari đã tổ chức sớm kỳ đại hội đại biểu lần thứ 14 (một biểu hiện bất thường). Hội nghị đã thống nhất đổi tên Đảng Công nhân Xã hội thành đảng Xã hội, đề xuất ý kiến thiết lập thể chế được gọi là “Dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Năm 1989 cục diện chính trị ở Đông Đức xảy ra biến động. Ngày 9 tháng 11 năm 1989, bức tường Berlin sụp đổ.
Tháng 12 năm 1989 Ủy ban Mặt trận Cứu quốc Romania đã thay thế Đảng Cộng sản Romania lên nắm quyền.
Ngày 10 tháng 11 năm 1989, Chủ tịch Zhivkov nước Bulgaria bị buộc phải từ chức. Tháng 2 năm 1990, Đảng Cộng sản Bulgaria đã bỏ cơ chế độc đảng cai trị.
Năm 1989, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc đã chứng kiến cuộc Cách mạng Nhung. Đảng Cộng sản trong cơn vô vọng vẫn tiếp tục thao túng quân đội, cảnh sát và các cơ cấu quốc gia khác, cuối cùng Đảng Cộng sản vẫn phải trao lại chính quyền.
Sau năm 1990, các quốc gia thuộc Liên bang Cộng hòa Nam Tư đều tiến hành tuyển cử đa đảng, đảng Cộng sản đã không thắng cử và đánh mất vai trò chấp chính.
Cuối năm 1990, Albania cũng bắt đầu tuyên bố thực hiện thể chế đa đảng, đất nước này cũng dần bước vào nền chính trị đa nguyên hóa cùng con đường dân chủ nghị viện.
Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Liên Xô Gorbachev tuyên bố từ chức, Hội đồng Tối cao Liên Xô trong ngày kế tiếp đã thông qua quyết định tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của khối Liên Xô, lịch sử 69 năm của Liên Xô đến đây đã kết thúc.
Tại Trung Quốc, làn sóng tư tưởng dân chủ của dân chúng đã bắt kịp cùng với nhịp đập chung, điều này đã góp phần quan trọng trong việc hình thành làn sóng bài Cộng tại đất nước này. Trong các nước cộng sản đương thời, Ba Lan là đất nước đầu tiên nổ ra cách mạng, ngày 4 tháng 6 năm 1989 họ đã tổ chức tổng tuyển cử bầu ra thủ tưởng đầu tiên không thuộc thành phần trong đảng. Cũng trong ngày hôm đó, Trung Quốc cũng xảy ra cuộc vận động mang tên “Lục Tứ”, cuộc vận động này mau chóng đã biến thành một bể máu ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Sau khi những sự kiện này xảy ra, kế tiếp đó là những cuộc cách mạng và phản kháng lan rộng khắp các quốc gia Cộng sản, khiến cho các nước Đông Âu thuộc khối Liên Xô nườm nượp giải thể. Cục diện chính trị trên toàn thế giới phát sinh một sự thay đổi cực lớn, kết thúc một thời đại, cũng là dấu hiệu kết thúc chiến tranh lạnh.
Trong những quốc gia đã giải thể thành công chủ nghĩa Cộng sản, trừ cuộc tắm máu ở Romania, các quốc gia khác đều thông qua con đường tuyển cử tự do, Đảng Cộng sản tại quốc gia đó đều trao lại chính quyền một cách hòa bình. Trong số các quốc gia ở Đông Âu, Albania là quốc gia cuối cùng kết thúc chế độ Cộng sản.
Khi làn sóng giải thể chủ nghĩa cộng sản đang cuồn cuộn trên toàn thế giới, cũng là lúc mà dân ý ở Trung Quốc đòi hỏi giải thể ĐCSTQ lên đến cao độ. Là quốc gia có dân số đông nhất thế giới, nhưng Đảng Cộng sản tại Trung Quốc vẫn chưa bị giải thể. ĐCSTQ đã không thuận theo dòng chảy của lịch sử, mà đã “trông nhà” bằng những thủ đoạn bạo lực đẫm máu, thực hiện những cuộc tàn sát thảm khốc vô nhân đạo để đổi lấy sự thống trị. ĐCSTQ đã đề xuất khẩu hiệu vô nhân tính “giết 200 ngàn giữ Đảng 20 năm”. Học thuyết của Marx là một học thuyết tà giáo đầy tội ác, máu tanh và bạo lực đã chiếm lĩnh được đất Trung Hoa, thống trị và nô dịch dân tộc Trung Hoa. ĐCSTQ phải có được bản chất vô nhân tà ác ấy mới có thể phóng đao đại sát con dân xứ Trung Hoa một cách không gớm tay.
Từ khi giành được chính quyền năm 1949 cho đến nay, ĐCSTQ trong quá trình vận động chính trị và vì các nguyên nhân chính trị khác đã khiến cho một lượng lớn người tử vong một cách bất bình thường; đàn áp và tàn sát các dân tộc thiểu số. Tiến hành trấn áp, bức hại và tàn sát đối với các tổ chức dân vận, học viên Pháp Luân Công, tín đồ tôn giáo, nhân sĩ bất đồng chính kiến. Trong vòng hơn 60 năm, số người chết dưới tay ĐCSTQ được thống kê có đến 80 triệu sinh mạng. Con số này đã vượt quá xa so với tổng số người thiệt mạng trong Thế chiến thứ II.
Từ đó có thể thấy, chủ nghĩa Marx vốn là một tà thuyết dị đoan, phóng đao đại sát đối với sinh mệnh loài người, điều này còn tàn khốc hơn cả trận đại chiến của toàn thế giới! Bản chất của học thuyết bạo lực cách mạng đó là dùng lời dối trá và chuyên chế để thay cho dân chủ và tự do, dùng thể chế độc tài cộng sản thay cho chế độ dân chủ pháp quyền. ĐCSTQ đã thông qua con đường cưỡng chế và bạo lực để bảo vệ chính mình. ĐCSTQ đã bỏ lỡ cơ hội giải thể vào năm 1989, nhưng bản thân nó vẫn đang sống trong sự sợ hãi cực độ từ phong trào Lục Tứ.
Từ khi sự kiện Lục Tứ diễn ra cho đến nay, những cuộc cải cách mở cửa của ĐCSTQ mặc dầu trên bề mặt thể hiện sự phồn vinh phát triển nhưng nó cũng bắt đầu lộ ra những tệ đoan, đồng thời sản sinh ra một nhóm xã hội mới: giai cấp tư sản quyền quý. Nhóm này khiến cho các phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa của Trung Quốc lâm vào những nguy cơ nghiêm trọng. Tiền đồ và vận mệnh của ĐCSTQ kể từ sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa liên tục bị dồn vào những ngõ cụt, lần này ĐCSTQ lại bước đến ngõ cụt thêm lần nữa.

3. Giai cấp tư sản quyền quý Trung Quốc

Sau cuộc tàn sát Lục Tứ, ĐCSTQ hò hét khẩu hiệu “giết 200 ngàn giữ 20 năm!”, trên mạng vẫn còn lưu truyền một tin tức được tiết lộ từ một nhân vật biết rõ sự tình ở Trung Nam Hải nói rằng, Đặng Tiểu Bình vì con đường phía trước của đảng nên đã bắt tay an bài từ trước. Tháng 7 năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã triệu tập một hội nghị bí mật bao gồm con cháu trong dòng dõi nhà ông ta để nói về sự an bài tương lai 20 năm sau khi ông ta chết. Cuộc hội nghị ấy đã tuyên bố: “Chúng ta đã không còn lựa chọn nào khác, hiện giờ chỉ còn một con đường duy nhất là giải thể ĐCSTQ. Như thế mới không bị thanh toán, con cháu của chúng ta sau này mới được an toàn”. Đặng Tiểu Bình còn yêu cầu không nên ngần ngại tích cóp tiền của vì công cuộc giải thể đảng trong tương lai.
Người viết cho rằng, việc Đặng Tiểu Bình mở cuộc mật đàm để bàn về giải thể đảng có độ xác tín không cao, việc ông ta muốn giải thể ĐCSTQ cùng với việc sát hại và lấp liếm sự kiện Lục Tứ là khác nhau, công tội rõ ràng, lịch sử vẫn sẽ lưu lại món nợ Lục Tứ, tất cả những người có trách nhiệm đều phải nhận lấy phán xét. Nhưng nói bọn họ không ngại tích cóp tiền của lại là sự thật, Đặng Tiểu Bình cũng công khai đề xuất khẩu hiệu “để cho một bộ phận người giàu lên trước”. Từ sau sự kiện Lục Tứ, các gia tộc tập quyền của ĐCSTQ đã bắt đầu những hành động tích cóp điên cuồng, mà “bộ phận người giàu lên” ấy đều là những con cháu của những  người nắm quyền cao chức trọng, thái tử Đảng, ai ai cũng nứt khố đổ vách. Cũng vì chính sách “để một bộ phận người giàu lên trước”, nên sau sự kiện Lục Tứ, Trung Quốc lại sản sinh ra một nhóm mới: giai cấp tư sản quyền quý.
Đây là điều độc nhất vô nhị tại Trung Quốc, một quốc gia Cộng sản lớn nhất vẫn còn tồn tại sau Chiến tranh lạnh, tuy rằng đã vượt lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng đó cũng là quốc gia có sự cách biệt giàu nghèo nghiêm trọng nhất. ĐCSTQ vẫn còn giơ bảng hiệu của chủ nghĩa cộng sản, nhưng lại thực hiện một mô hình chuyên chế tư bản quyền quí. Cải cách mở cửa chỉ tạo ra sự phồn vinh trên bề mặt, tiếp theo đó là càng nhiều những bong bóng kinh tế xuất hiện, số người thất nghiệp tăng nhanh, khoảng cách giàu nghèo thêm sâu sắc. Đối với thể chế tư bản quyền quý độc đảng mà nói, trên phương diện chính trị chỉ trọng dụng con ông cháu cha, quan trường câu kết, đồng thời cắm rễ sâu vào thế giới thương mại, ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế và xã hội.
Một bản báo cáo điều tra từ cơ quan nghiên cứu của ĐCSTQ tiết lộ. Suốt 60 năm đảng cầm quyền ở Trung Quốc đại lục, trong số hàng trăm triệu phú hào có tài sản vượt qua 100 triệu tệ, 90% đều có xuất thân là con cháu của “hồng nhị đại”, “quan nhị đại” (tiếng lóng chỉ con cái các cán bộ đảng, quan chức), những của cải ấy đều từ đồng thuế xương máu của nhân dân, từ tài sản của quốc gia.
Giai cấp tư sản quyền quý trước mắt đã nắm giữ những huyết mạch kinh tế trọng yếu của Trung Quốc, thậm chí thị trường cổ phiếu cũng có thể chịu sự khống chế của họ, cũng có nghĩa là chỉ cần họ giậm chân một cái cũng có thể đảo loạn cả một nền kinh tế, cả thị trường cổ phiếu của Trung Quốc, khiến cho bá tánh ở đất nước này lãnh đủ, thậm chí có thể giật đổ cả đảng.
ĐCSTQ dưới chiêu bài “đặc sắc riêng kiểu Trung Quốc” đã tạo ra một nhóm gia tộc – chủ nghĩa tư bản quyền quý trước giờ chưa hề có trong lịch sử, nhóm này dựa vào quyền lực có trong tay tước đoạt của cải từ mồ hôi nước mắt của dân chúng, vơ vét tài phú cho riêng mình. Công cuộc đả hổ của Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã cho người ta thấy được một sự hủ bại đã lên đến đỉnh điểm, mục rữa vô hạn độ của một đảng chấp chính.
Tình trạng này rất giống với khối Liên Xô trước ngày giải thể, trong quá trình thống trị của mình, Liên Xô cũng đã sản sinh ra một nhóm phú hào tư bản quyền quý. Nhóm này được đặt trên cả quyền lực, nảy nở ra hàng mớ hủ bại. Mối mâu thuẫn giữa dân chúng và tầng lớp tư bản quyền quý này ngày một dâng cao, chính trị, kinh tế cũng xuất hiện nhiều nguy cơ. Mâu thuẫn tích lũy đến một mức độ đỉnh điểm, khối Liên Xô liền bị giải thể trong nháy mắt.
Nhóm tư bản quyền quý Trung Quốc so với Liên Xô chỉ có chỗ hơn chứ không kém, đầu tiên là sự hủ bại của những gia tộc – tư bản quyền quý đã dẫn đến sự hủ bại của cả hệ thống đảng; những vấn đề môi trường và cung ứng năng lượng đã để lại cho xã hội những hậu họa khôn lường; số người thất nghiệp tăng cao, khoảng cách giàu nghèo thêm sâu sắc, mâu thuẫn giữa các giai tầng xã hội thêm kịch liệt. Hệ thống pháp chế của ĐCSTQ chỉ phục vụ cho nhóm tư bản quyền quý này dẫn đến mâu thuẫn quan – dân, ĐCSTQ bịt miệng ngôn luận, tùy ý trấn áp tín ngưỡng và các nhà bất đồng chính kiến. Dân chúng phản đối không ngớt, các chi phí “duy trì ổn định” vượt quá chi phí quốc phòng. Trung Quốc xuất hiện những bong bóng kinh tế và muôn vàn nguy cơ, luôn luôn ngấp nghé bờ vực đổ vỡ. Con đường chính trị lâm vào ngõ cụt, đấu đá nội bộ gay cấn chưa từng thấy.
ĐCSTQ đã đi đến con đường cuối cùng của ngày hôm nay, thậm chí còn tệ hơn cả cục diện của Liên Xô trước ngày giải thể, do vậy, ĐCSTQ cũng đã sớm ý thức được nguy cơ của chính mình. Truyền thông Hồng Kông trong năm 2008 đã tiết lộ một tin tức có liên quan về việc ĐCSTQ tính “chỉnh đốn Đảng” như thế nào, nhằm vớt vát sinh mệnh của đảng trước nguy cơ giải thể. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh, nguyên Thường ủy Bộ Chính trị, cựu chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Lý Thụy Hoàn trong buổi sinh hoạt đoàn thể phát biểu, ông ta đã suy nghĩ trong thời gian dài, không biết là nên đổi tên Đảng Cộng sản thành Đảng Nhân dân hay Đảng Xã hội.
Lần chỉnh đốn này diễn ra là vì ĐCSTQ đã nhận thức được nguy cơ chính trị, hi vọng thông qua con đường chỉnh đốn có thể cứu vãn được vận mệnh của Đảng, ngoài ra còn là để cho cuộc “tiếp quản” của ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường vào kỳ đại hội lần thứ 18 diễn ra trong năm 2012 tương đối được trơn tru. Ông Hồ Cẩm Đào trong lúc tham gia buổi tọa đàm của Trung ương Đảng với các đoàn thể dân chủ từng trả lời cho những nghi vấn về vấn đề xã hội đang dần dần hình thành “giai cấp tư sản quan liêu, giai tầng đặc quyền quan liêu”, ông Hồ nói: “Xã hội có những đánh giá như vậy, ở một mức độ nào đó cũng đã khiến cho xã hội lên tiếng, đối với Đảng Cộng sản đó là một tín hiệu báo trước nguy cơ, nếu như một ngày nào đó, Đảng Cộng sản cũng trộn lẫn với giai tầng đặc quyền quan liêu, tư sản quan liêu đó thì điều này chứng minh Đảng Cộng sản đã thoái hóa biến chất, nhất định sẽ tiêu vong”.
Gần đây, ông Tập Cận Bình lại có một bình luận hiếm thấy: “Cần dũng cảm đối diện với sự thật khắc nghiệt, thừa nhận, tiếp thu thực tế thoái hóa, biến chất, đi đến nguy cơ vong quốc vong đảng”.
Tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ hiểu rõ hiện trạng và nguy cơ của chính mình, bất cứ ai cũng không thể cứu vãn nổi, ai ai cũng đều biết không có đường lui. Sau sự kiện Lục Tứ, đành rằng ĐCSTQ đã bỏ đi bộ phận thực chất của chủ nghĩa Marx, dựng nên một chủ nghĩa tư bản hữu danh vô thực, nhưng sau quang cảnh của 20 năm, hiện tại đã đến lúc cả hai đều sụp đổ, toàn bộ thể chế ĐCSTQ đang ngấp nghé bờ vực diệt vong.
Ngoài ra, ĐCSTQ còn phát động cuộc trấn áp lên các học viên Pháp Luân Công, làm sản sinh rất nhiều hậu quả to lớn trên khắp các phương diện như chính trị, kinh tế, văn hóa và nhiều nguy cơ không thể lường trước được. Không chỉ phong trào thoái đảng được đẩy mạnh, thế đối lập với các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn còn mang lại cho dân tộc Trung Hoa những kiếp nạn liên quan đến đạo đức. ĐCSTQ không thể dẫn dắt dân chúng trong nước, cũng không thể đối diện với xã hội quốc tế, bị cả thế giới tẩy chay, không ai thông cảm nổi, ĐCSTQ bạo ngược bị toàn thế giới khoác cho chiếc áo “ác ma” phản nhân loại ngàn năm một thuở. Như thế ĐCSTQ có lý do để tồn tại trên cõi đời này chăng?
Do sự sợ hãi của các quan chức ĐCSTQ trước bờ diệt vong, rất có khả năng sẽ xuất hiện những hành động không lý trí. Trước kỳ đại hội thứ 18, ông Tập Cận Bình vẫn còn phấn chấn tự tin để tiếp quản chức chủ tịch nước do đảng giao phó, nhưng từ lúc chưa chính thức hiện diện trên vũ đài chính trị, ông Tập đã phát hiện ra rằng: tập đoàn chính biến Giang Trạch Dân đang muốn đánh sập mình xuống. Ông Tập buộc phải “lì lợm” thượng đài, điều này đã khẳng định trong nội bộ cấp cao của đảng sẽ bốn bề dậy sóng. Đây chính là khúc dạo đầu cho cuộc giải thể của ĐCSTQ.
Trong thời khắc biến đổi trọng đại của lịch sử, đứng trước xu thế tất yếu phải giải thể, những người đưa ra quyết sách của ĐCSTQ, đó là những người như ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, và những cơ quan chính phủ Bắc Kinh phải ứng đối như thế nào đã trở thành chủ đề nóng hổi thu hút sự quan tâm của mọi giới.

4. ĐCSTQ vùng vẫy trước thời khắc diệt vong

Trước kỳ đại hội thứ 18, ông Tập Cận Bình đã có những chuẩn bị để tiếp quản chiếc ghế chủ tịch, nhưng trong lúc vẫn chưa chính thức nhậm chức, ông Tập đã phát hiện những sự kiện khiến bản thân phải thất kinh biến sắc: Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đang âm mưu liên thủ với nhau để thực hiện đảo chính, đánh bật ông ta khỏi vũ đài chính trị.
Phụ thân ông Tập Cận Bình, ông Tập Trọng Huân là một trong những nguyên lão của ĐCSTQ, trước giờ người ta vẫn cho rằng ông ta thuộc phái cải cách trong nội bộ đảng. Nhưng không ai nói đến bối cảnh của ông Tập Cận Bình, cũng không biết ông Tập có bổn ý là muốn giải thể ĐCSTQ hay không, nhưng rõ ràng là những động thái của ông Tập khi đối phó với tập đoàn chính biến này đã dấy lên những trận phong ba trong nội bộ cấp cao của Đảng, mà trận phong ba này lại là khúc dạo đầu cho cuộc giải thể ĐCSTQ.
“Quân yếu thần tử, thần bất tử bất trung” (vua bảo quan chết, quan không chết là không trung), xưa có câu như vậy. Chứ nào có cái lý “thần” bắt “quân” chết, “quân” ngồi đó đợi chết? Ông Tập Cận Bình vừa lên đài, đã lấy đoản binh mà chế trường trận, dùng con bài chống tham nhũng để xét xử những “đại thần” có mưu đồ cấu kết, “phản nghịch” như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, còn đánh gục hết mấy trăm “đại lão hổ”, nhưng ông Tập vẫn chưa có cách nào để nhổ tận gốc cả tập đoàn của Giang Trạch Dân, cũng không thể nào xóa bỏ được mưu đồ lăm lăm tiếm quyền của tập đoàn này.
Từ cổ chí kim, phương cách xử lý các tập đoàn chính biến đều là “tru sát” kẻ chủ mưu hoặc kẻ cầm đầu, nhưng canh bạc của ông Tập và tập đoàn chính biến ấy đã triển hiện ra một bức tranh muôn màu muôn vẻ. Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai những người phát động chính biến đều đã bị xét xử, đã bị tống vào nhà tù, nhưng trên thực tế bản án âm mưu lật đổ này vẫn chưa khép lại được. Bởi vì hai họ Bạc – Chu đằng sau vẫn còn cả một tập đoàn của ông Giang, khiến cho ông Tập và ông Vương phải chọn phương thức “đả hổ” để dọn đường. Mở đường máu tiến thẳng đến hổ vương Giang Trạch Dân và nhìn thấy một sự thật, Giang Trạch Dân không phải là người mà là “Đảng”. Ông Giang Trạch Dân trốn ngay sau lưng đảng nên không thể hạ thủ. Nhưng nếu không hạ thủ thì sẽ bị hổ vương vồ lại, người anh hùng đả hổ sẽ bị lâm vào tử địa, đây chính là vấn đề cốt lõi mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt.
Cái mà ông Giang Trạch Dân gọi là lý luận “ba đại biểu” đã được ĐCSTQ liệt vào “tư tưởng trọng yếu”, vào kỳ đại hội thứ 16, tháng 11 năm 2002 đã được thông qua và viết vào cương lĩnh của Đảng. Do đó, ông Giang cũng là một bộ phận quan trọng của Đảng. Nói cách khác, nếu như phán ông Giang là tội phạm, thì cương lĩnh của ĐCSTQ cũng sẽ bị xé bỏ toàn bộ, thế thì đảng sẽ thống trị bằng cái gì? Nói theo ngôn ngữ của đảng thì chính là “vong đảng”.
Các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình không thể không có những động thái nhất định, trước ngày ĐCSTQ xử kín Chu Vĩnh Khang, ngày 21 tháng 5, phương tiện truyền thông của đảng đăng bài viết “Cuộc chống tham của Đảng đang mở rộng cục diện”. Bài viết có đề cập trong vòng hai năm “đập ruồi đả hổ”, công cuộc chống tham nhũng của trung ương đang bước vào giai đoạn mới: “cần phải triệt để diệt trừ hủ bại của chế độ” như thế thì cuộc chống tham nhũng này mới có thể được lưu danh trong sử sách. Hiện tại một ván cờ lớn đang bày ra trước mặt trung ương, nó còn đáng để cho người khác quan tâm hơn là câu hỏi “lão hổ tiếp theo là ai”.
Muốn được “lưu danh sử sách” đòi hỏi phải có những hành động khá kinh thiên động địa. Nếu có dọn dẹp được Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân, chẳng qua cũng chỉ là đánh gục được một vài “lão hổ”, lịch sử cùng lắm sẽ ghi lại rằng nội bộ đảng đã có một cuộc ác đấu như thế như thế, muốn “lưu danh sử sách” trừ khi lật đổ cả ĐCSTQ.
Điều đáng chú ý ở đây là, trong ngày tuyên xử Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đã hội kiến với chính trị gia người Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, là một biểu tượng mới của “dân chủ”. Lần hội ngộ này của ông Tập Cận Bình với một nhân vật đứng đầu Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ này là một động thái khá rõ ràng, đó không phải là sự câu thông giữa hai quốc gia để phát triển kinh tế, cũng không phải là giải quyết vấn đề chiến sự ở Bắc Miến, mà là một sự trông đợi hay mục đích gì đó về mặt chính trị. Ông ta dường như đang tìm kiếm một con đường và hướng đi, đồng thời cũng dò xét xem nội bộ ĐCSTQ sẽ phản ứng như thế nào trước vấn đề nhạy cảm này.
Tiếp theo đó ông Tập Cận Bình cũng chẳng nói chẳng rằng, chỉ lẳng lặng hoàn thành một loạt các hành động. Buổi trưa ngày 1 tháng 7 cũng là ngày thành lập đảng, Ủy ban Thường trực Đại hội Nhân dân Bắc Kinh đã thông qua việc thực thi tuyên thệ trước hiến pháp cho tất cả các Ủy ban trong toàn quốc. Trong đó hoàn toàn không có lời thề “trung với đảng”, cũng có thể nói các viên chức không còn tuyên thệ trước đảng nữa. Thậm chí có người còn cho rằng, ĐCSTQ nên đổi tên gọi.
Đành rằng ông Tập đã dọn dẹp khá nhiều “lão hổ” ở các cơ quan cấp quốc gia, cùng vô số “ruồi nhặng”. Nhưng tình thế của cuộc chống tham nhũng vẫn luôn luôn có sự bế tắc giữa “quân tham nhũng” và “quân chống tham nhũng” trong từng giờ từng khắc, hình thức vô cùng khốc liệt. Có thể nói rằng, hai họ Tập – Vương đang từng bước từng bước dùng kế “rút củi đáy nồi” để dập tắt tập đoàn khổng lồ Giang Trạch Dân, xem ra khá là khó khăn, so ra thì việc giải quyết tập đoàn Giang Trạch Dân từ phương diện chế độ có phần dễ hơn.
Ngày 26 tháng 6, ông Tập Cận Bình thông qua một quy định liên quan đến vấn đề quan chức “có lên chức có xuống chức”, “trọng điểm là giải quyết vấn đề xuống chức”. Có kênh truyền thông còn nói rằng, danh sách nhân sự bí mật do ông Tập Cận Bình an bài sắp được tầng lớp lãnh đạo cấp cao trong Đảng “thảo luận” trong hội nghị Bắc Đới Hà, bản danh sách bí mật còn bao gồm cả những Ủy viên hiện tại trong Bộ Chính trị. Còn nói, Ủy viên Bộ Chính trị Trương Cao Lệ cũng ở trong danh sách này, còn có những tâm phúc của Giang Trạch Dân hiện ở bên ông Tập là Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang…
Nếu như ông Tập có thể sử dụng phương thức “có lên có xuống” này, thì đây quả là một nước cờ hay để rút mất quyền lực của tập đoàn ông Giang, để cho ông Giang, một nhân vật chưa xuống ngựa, có thể ngoan ngoãn với cái cớ “không đủ năng lực” mà tự động xuống yên, còn không sẽ bị Ủy ban Điều tra Kỷ luật Trung ương gõ cửa. Từ đó, hai họ Tập – Vương có thể đánh vỡ tập đoàn của ông Giang. Các cơ quan này đầu tiên sẽ gỡ bỏ cái nền mà “bầy hổ” đã vun đắp bấy lâu, đồng thời không ngớt bắn đi những lời thị uy như “án hình sự không động tới thường ủy”, “Thiết Mạo Vương tử”, “Khánh Thân Vương”, “không nể cấp bậc”… để ám chỉ Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, như thế mới khởi được một tác dụng trấn áp rộng lớn. Xem ra, “đả hổ” không phải là mục đích, mà đó là sách lược.
Đối với những người có quyền lực chống lưng như ông Giang Trạch Dân, ông Tăng Khánh Hồng mà nói, “quân sĩ” của ông ta bị mất đi quyền lực là điều rất đáng sợ. Sau những động thái lớn của ông Tập Cận Bình, hiển nhiên, tập đoàn của ông Giang Trạch Dân rất bất lợi trên trường chính trị. Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng nhất định sẽ trả đòn trong cơn quẫy chết, do đó, họ bắt đầu rút ra con bài kinh tế, làm đảo lộn nền kinh tế Trung Quốc trước thềm hội nghị Bắc Đới Hà, đó có lẽ là con át chủ bài lớn nhất mà hai họ Giang – Tăng đánh trả lại ông Tập.
Trên trường chính trị, Giang Trạch Dân không chỉ bảo vệ mình trong cái “boong-ke đỏ”; về phương diện quân sự, ông ta sử dụng phương thức “bức cung” cùng với hình thức “trưởng lão chấp chính” để tiếp tục lưu nhiệm, tiếp tục nắm giữ quyền hành. Trên phương diện kinh tế, ông ta cũng giăng ra muôn kiểu bủa vây, hi sinh những lợi ích to lớn của quốc gia, kiến lập tại trong và ngoài nước những tập đoàn cổ phiếu. Trước mắt, những thế lực chính trị và quân sự đã bị những cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình tróc rễ, hai bên đang chuẩn bị có những cuộc chiến nảy lửa trên mặt trận cổ phiếu.
Kỳ thực, hai họ Giang – Tăng sớm đã rút quân át kinh tế ra để uy hiếp. Khi bản án của Chu Vĩnh Khanh đột nhiên bị đem ra xét xử, Giang – Tăng bắt đầu đã có những động thái thật sự. Truyền thông mạng còn đồn đoán rằng, chính gia tộc của ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng đã tung ra mấy trăm tỉ cổ phiếu rỗng để đảo lộn nền kinh tế và dấy lên những bất ổn trong xã hội, như thế mới có cơ hội thực hiện sách lược chính biến đã nung nấu bấy lâu nay. Do vậy, những cơ quan của ông Tập không thể không xuất thủ, lập tức phái Thứ trưởng Bộ Công An mang lực lượng thu thập chứng cớ, điều tra làm rõ đường dây bán cổ phiếu và cổ phần rỗng. Nguồn tin cho hay, chính quan chức cấp cao trong ngành công an trực tiếp dẫn lực lượng thâm nhập vào thị trường cổ phiếu, đây là lần đầu tiên trong lịch sử cổ phiếu của Trung Quốc. Mọi thứ đang hướng về sào huyệt cũ của ông Giang Trạch Dân ở Thượng Hải.
Ông Tập Cận Bình đã đánh gục khá nhiều “hổ” lẫn “ruồi” của bang phái nhà họ Giang, nhưng vẫn chưa giành được cục diện áp đảo, huống chi tập đoàn chính biến của ông Giang vẫn đang lăm lăm lật đổ ông Tập. Hai họ Tập – Vương muốn dọn dẹp được “hổ vương” trước phải dồn đối thủ vào thế chết, sau đó xem thử đối thủ xuất chiêu gì, sau này ông Giang Trạch Dân vẫn còn âm mưu quỷ kế gì thì vẫn phải chờ hồi sau phân giải. Nhưng, bất kể đôi bên giằng co như thế nào, kết quả vẫn là ĐCSTQ tự lật đổ chính mình. ĐCSTQ đang đứng trước xu thế diệt vong, không ai có thể thay đổi được.
Đặng Tiểu Bình làm theo chủ nghĩa tư bản, nói đó là xã hội chủ nghĩa đặc sắc kiểu Trung Quốc mà cũng không dám vứt đi cái áo khoác ĐCSTQ; sau khi Lý Thụy Hoàn đề xuất sửa đổi tên đảng thì cũng biệt tăm biệt tích trong muôn vàn chướng ngại. Ngoài ra, những người như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Kiều Thạch đều là những người mang hơi hướng cải cách dân chủ kiểu phương Tây nhưng tất cả đều không thành công.
Những bước đi của ông Tập Cận Bình đến ngày hôm nay, không có máu đổ, cũng không có những động thái khuynh đảo hay kinh thiên động địa gì. Chỉ là toàn số phiếu thông qua quyết định viên chức nhà nước sẽ tuyên thệ trước hiến pháp, không tuyên thệ trước đảng nữa, đem đảng tống vào lãnh cung, trước đây điều này đã khó tưởng tượng, chứ đừng nói là có ai muốn nhắc tới. Ngoài ra, truyền thông Hồng Kông cũng đưa ra tin tức, vào tháng 6, ông Tập Cận Bình phát biểu tại đại hội của Bộ Chính trị nói rằng, ĐCSTQ đang đối mặt với vô vàn nguy cơ từ các phương diện chính trị, kinh tế, cần “dũng cảm thừa nhận, tiếp thu thực tế thoái hóa biến chất của đảng”. Câu nói này đã làm chấn kinh tứ bề hội nghị, hầu như là một dấu hiệu của việc vất bỏ đảng cộng sản.
Cũng có thể, chính phủ Bắc Kinh không có ý muốn giải thể đảng cộng sản, tiếp theo ĐCSTQ có thể đem cuộc giải thể Liên Xô nâng lên thành tiến bộ của thời đại, thành bước phát triển tất yếu của lịch sử, xem đó là một “bài học lịch sử”, không dám đề cập đến. Nhưng dòng chảy lịch sử chẳng phải là ý muốn của con người, những sự kiện phát sinh liên tiếp ở Trung Quốc trong những năm gần đây, một cuộc đọ sức giữa những âm mưu chính biến và những đòn phản kích đã phát triển qua những động thái của ông Tập Cận Bình, cuối cùng dù muốn hay không cũng sẽ dính đến những vấn đề nhạy cảm cốt lõi của ĐCSTQ. Trong trận đấu một mất một còn này, ĐCSTQ sẽ lật đổ chính mình.
Đây chính là đích đến tất yếu của lịch sử và dòng chảy chung của thế giới, số mệnh của ĐCSTQ hầu như đã tận; một mặt khác cũng là nhờ cuốn “Cửu bình” đã giúp dân chúng hiểu được bản chất tà ác của ĐCSTQ. Các cơ quan chính phủ trong thời khắc biến động của lịch sử nên thuận ứng theo dòng chảy thời đại, vứt bỏ chế độ chuyên chế của ĐCSTQ, kết thúc nền chuyên chính độc đảng, để bước vào một chế độ dân chủ với các giá trị phổ quát. Đó mới là thuận ứng theo lòng dân, mới có thể triệt để nhổ sạch hủ bại, mới có thể “lưu danh sử sách”.
Trước mắt, số người thoái xuất khỏi đảng đã vượt qua con số 200 triệu, cuộc cách mạng lịch sử phế bỏ ĐCSTQ đã bắt đầu từ sớm. Giải thể ĐCSTQ là một tất yếu của lịch sử, là dòng chảy chung của thế giới, là điều mà nhân tâm hướng đến, là con đường để dân tộc Trung Hoa thoát khỏi kiếp nạn, tiến đến một kỷ nguyên phục hưng vĩ đại, không ai có thể ngăn cản! Giải thể ĐCSTQ chính là thiên ý: “Trung Quốc Cộng sản đảng vong!”
Tác giả: NTDTV
Dịch giả: Daniel Nguyen
27-07-2015


Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...