Tại Pháp, có khoảng 40 người tập hợp tại quảng trường nhân quyền Trocadero để tham gia toạ kháng và phát truyền đơn về việc Cộng sản Việt Nam vi phạm Nhân quyền.
Vào ngày 10 tháng 3 năm 2015, Mạng Lưới Bloggers cùng với hơn 20 tổ chức xã hội dân sự trong nước kết hợp với các tổ chức và cá nhân ở hải ngoại đã phát động Chiến dịch Nhân quyền 2015. Giai đoạn 2 của chiến dịch này là phát động ngày Tổng Tuyệt Thực toàn cầu để đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Chiến địch được phát động trên toàn thế giới dưới các hình thức biểu tình toạ kháng, tuyệt thực ôn hoà, bất bạo động.
Chiến dịch Nhân quyền 2015
Chiến dịch Nhân quyền 2015 gồm có 4 giai đoạn.
Thứ nhất, ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ chế Nhân Quyền Quốc Tế về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Thứ hai : Tổ chức các cuộc toạ kháng, tuyệt thực, thắp nến toàn cầu để yêu cầu trả tự do cho tù nhân lương tâm.
Thứ ba : vận động quốc tế, các chính quyền sở tại
Thứ tư : giai đoạn cuối và cũng là đỉnh điểm của chiến dịch này là Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2015, kêu gọi mọi người mặc áo trắng xuống đường bày tỏ khát vọng và ý chí tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Độc Lập của đất nước
Sau khi đã thu thập được hơn 50,000 chữ ký, chiến dịch bước vào giai đoạn 2 : Tổng Tuyêt thực toàn cầu dưới các hình thức thắp nến, toạ kháng hoặc tuyệt thực tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Từ trong nước ra đến hải ngoại tất cả đều được tổ chức vào cùng ngày 25/7 kéo dài đến ngày 26/7/2015.
Cuộc vận động cho ngày Tổng Tuyệt Thực toàn cầu được bắt đầu với trên 300 đại diện của 16 quốc gia. Những đại diện này sẽ vận động biểu tình toạ kháng hay tuyệt thực tại địa phương của mình.
Hình ảnh cuộc tuyệt thực tại Washington DC
ngày 25/7/2015
Auckland, Tân Tây Lan
Theo múi giờ quốc tế thì Auckland, Tân Tây Lan là một trong những thành phố khai pháo đầu tiên cho cuộc Tổng Tuyệt Thực toàn cầu . Mặc dù chỉ với khoảng 1000 người Việt và sống rất rải rác, số người tham gia 24 giờ tuyệt thực chỉ hơn 10 người , chị Hồng Nguyễn nói dù biết rằng sẽ không quy tụ được nhiều người tham gia, nhưng chị cũng đứng ra tổ chức vì 2 lý do:
“Thứ nhất, chúng tôi có 2,3 người bạn như là mục sư Nguyễn Công Chính, mục sư Nguyễn Hồng Quang là những người đã bị đàn áp, bắt bớ, đánh đập, thì chúng tôi đứng lên để đòi hỏi sự tự do cho những người Tù Nhân Lương Tâm.
Lý do thứ hai: tôi rất là mong muốn được góp phần của mình vào vấn đề dân chủ và nhân quyền cho đất nước Việt Nam mình”.
Nhóm tuyệt thực tại Đức cũng kêu gọi nhà cầm quyền trao trả tự do vô điều kiện cho Tù Nhân Lương Tâm
Úc Châu
Kế đó là Úc Châu, từ Melbourne, một Tuyệt thưc viên là anh Nguyễn Hưng Việt cho biết do trời lạnh vì lý do sức khoẻ nên nhiều người đã không thể tham gia trọn buổi. Có khoảng 40 người tham gia tại đền thờ quốc tổ. Tuy nhiên anh Hưng Việt nghĩ rằng sẽ đánh động được các tổ chức nhân quyền cũng như người dân địa phương khi những hình ảnh được tung ra sau khi buổi tuyệt thực chấm dứt, anh Nguyễn Hưng Việt cho biết:
“Số người ghi danh trên facebook là 15 người, nhưng khi tôi đến nơi thì ở đây đã có 40 người. Có đủ các giới: trẻ; già, trung niên. Nói chung tinh thần của đồng bào rất phấn khởi. Điều đáng chú ý là có những người tuổi cũng cao: 73, 80…và họ cũng quyết định tuyệt thực 24 tiếng. Cũng có khoảng 10 thuyền nhân tầm trú ghi tên tuyệt thực.
Nếu nói riêng Melbourne thì có thể kết quả chưa đánh động được chính quyền Úc nhưng kết quả chung của Tổng Tuyệt Thực toàn cầu thì tôi nghĩ rằng nó sẽ có ảnh hưởng. Tôi tin rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ nhận áp lực từ quốc tế sau cuộc tuyệt thực này”.
Hình ảnh cuộc tuyệt thực tại Quảng trường
Vaclav, Praha - Cộng hoà Séc, ngày 25/7/2015
Việt Nam
Riêng tại Việt Nam , gần đến ngày Tổng Tuyệt Thực, hàng loạt những người hoạt động nhân quyền , các bloggers, facebokers…. bị chốt quanh nhà, bị giấy mời làm việc, ngăn cấm đi lại…v.v…
Tại Sài Gòn: tư gia của những người họat động xã hội hay bloggers như Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Trí Dũng, Nguyễn Hoàng Vi, Hoàng Dũng, Huỳnh Anh Tú…đều bị chốt hoặc bị theo dõi. Tuy nhiên sáng ngày 25/7 vẫn có khoảng 70 người tập hợp tại nhà thờ Dòng Chúa cứu thế, từ những người hoạt động nổi tiếng như nghệ sĩ Kim Chi, blogger Huynh Ngoc Chênh cho đến dân oan từ An Giang, Tây Ninh, đặc biệt có sự tham gia của một số sinh viên trường đại hoc Cần thơ, đại học Tôn Đức Thắng, đặc biệt hơn nữa, một blogger đang nằm nhà thương tại Bảo Lộc cũng xin xuất viện để về Sài Gòn tuyệt thực. Từ số 38, đường Kỳ Đồng, Anh Trần Bang cho biết:
“Hôm nay Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cũng tham gia khá nhiều, tổng cộng tất cả những người tham gia tuyệt thực là gần 70 người. Hình thức là Tổng Tuyệt Thực, đồng hành cùng với các Tù Nhân Lương Tâm, kêu gọi nhà cầm quyền trao trả tự do vô điều kiện cho Tù Nhân Lương Tâm.
Sáng nay mọi người tập trung giao lưu, đến trưa thì có cha Thanh cùng tất cả đoàn tuyệt thực ra cầu nguyện trước hang Đức Mẹ, sau khi cầu nguyện xong thì mọi người lại về vị trí để ngồi tuyệt thực. Hoạt động là ôn hoà chứ không có làm gì cả, chủ yếu là tâm sự.
Sáng nay mọi người tập trung giao lưu, đến trưa thì có cha Thanh cùng tất cả đoàn tuyệt thực ra cầu nguyện trước hang Đức Mẹ, sau khi cầu nguyện xong thì mọi người lại về vị trí để ngồi tuyệt thực. Hoạt động là ôn hoà chứ không có làm gì cả, chủ yếu là tâm sự.
Hình ảnh cuộc tuyệt thực tại Sydney City Town Hall,
Úc Châu, ngày 25 tháng 7, 2015
Đặc biệt có một anh tên là Vũ Kim Chi, anh này bị côn đồ đâm vào chân vì viết facebook. Từ trong bệnh viện, anh ấy nhận được thông tin về buổi Tổng Tuyệt Thực toàn cầu , anh ấy xin bác sĩ 12 giờ đêm hôm qua anh ấy từ Bảo Lộc anh ấy đi xuống Sài Gòn”
Tại Nha Trang, trước ngày tuyệt thực các anh Trương Hoàng, Anh Phạm Văn Hải, Trường Thiện, Nguyễn Phi Tâm , chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đều nhận giấy mời đến công an phường Vĩnh Phước để "làm rõ việc kêu gọi 'Hưởng ứng ngày Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu tại Nha Trang'". Nha Trang là nơi bị đàn áp nhiều nhất trong các cuộc tuyệt thực từ Nam ra Bắc. Từ Nha Trang, nhà báo Võ văn Tạo kể lại:
“Từ sáng đến giờ tôi quan sát thì có lẽ chỉ có Nha Trang là bị nặng nhất, bị khủng bố rất là dã man. Số lượng bloggers tham gia thì ít mà công an thì làm dữ dằn quá. Tức là sáng nay : Tâm, cô Hà và Mẹ Nấm , 3 người ra ngồi giống như ngồi thiền ở bãi biển, được ít phút là người ta đến người ta đàn áp ngay. Đặc biệt họ xông vào rất bất ngờ và họ tát phụ nữ, tức là cô Trương Hồng Anh bị tát choáng váng, blogger Mẹ Nấm thì bị tát xịt máu mũi ngay tại chổ một cách rất dữ dằn, rồi lôi lên xe, xé áo của phụ nữ.
Còn mấy cậu thanh niên là Tâm , Thiện bị họ đánh, đấm, đá, thúc đầu vào ngực, vào bụng, dã man lắm, nhưng Tâm nhanh chân thì chạy thoát được . Lúc mà Hải đến chổ tập trung thì công an kè sát, vừa cảnh sát giao thông, vừa công an mật..v.v…kè sát, không cho Hải vào chổ đó để tập trung, rồi sau đó mọi người nhảy xuống khống chế Hải bắt đi đâu mất tiêu”
Hình ảnh cuộc tuyệt thực tại Phần Lan,
ngày 25 tháng 7, 2015
Tại nhà riêng ở Huế, linh mục Phan văn Lợi bị ném gạch đá và đồ bẩn vào nhà.
Tại Hải Phòng, blogger Phạm Thanh Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tuyệt thực tại nhà thì bị công an canh chừng từ ngày 21/7.
Tại Hà Nội: Công an chốt chặn tại nhà riêng của nhiều người hoạt động nhân quyền. Một số người bị triệu tập lên phường công an “làm việc”, hoặc bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Do đó phải chia làm nhiều nhóm để tuyệt thực . Nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ cho biết :
“Có một số anh em tập trung vào thành từng nhóm để tham gia tuyệt thực hoặc có những anh em tham gia tại nhà, còn tôi thì tham gia với một số anh em ở Dương Nội như cháu Trịnh Bá Phương là con của chị Cấn thị Thêu, hoặc là chị Cấn thị Thêu vừa mới ra tù cũng tham gia luôn cuộc tuyệt thực này. Còn một số anh em thì bị canh chặn ở nhà rất nhiều thì tổ chức tuyệt thực ở nhà. Công viên Bách Thảo bị phong toả và mọi người không đến đó được thì mọi người chia từng nhóm hoặc mọi người tuyệt thực ở nhà. Riêng nhóm của mình có khoảng 10 người tuyên bố tuyệt thực 24 giờ để phản đối nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ Tù Nhân Lương Tâm. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả những Tù Nhân Lương Tâm hiện đang bị giam giữ tại các trại tù”
Paris, Pháp
Trở lai Âu châu, không khí dĩ nhiên là thoải mái và yên bình hơn nhiều. Tại Pháp, có khoảng 40 người tập hợp tại quảng trường nhân quyền Trocadero để tham gia toạ kháng và phát truyền đơn về việc Cộng sản Việt Nam vi phạm Nhân quyền cho khách du lịch. Sau 8 giờ tối sẽ đến một địa điểm khác để tiếp tục tuyệt thực. Anh Băng Nhân, 1 trong những người tổ chức tại Paris cho biết lý do anh tham gia cuôc Tổng Tuyệt Thực toàn cầu này :
“Băng Nhân rất xúc động vì đây là lần đầu tiên trong 40 năm mà người Việt chúng ta lần đầu tiên đã đoàn kết với nhau để mà xuống đường cùng nói lên nguyện vộng về nhân quyền và đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho tất cả những Tù Nhân Lương Tâm ở Việt Nam. Băng Nhân rất là xúc động khi thấy người Việt trên toàn thế giới cùng xuống đường, cùng tham gia”
Cộng hoà Tiệp
Tại Cộng hoà Tiệp, cuộc biểu tình được bắt đầu từ 10 giờ sáng 25/7 đến 10 giờ sáng 26/7. Từ 10 giờ -16 giờ là cuộc toạ kháng tại công trường Vaclav (công trường con ngựa) , một nơi có nhiều du khách qua lại, Ban tổ chức trương biểu ngữ với logo chung cho ngày Tổng Tuyệt Thực toàn cầu và phát danh sách 130 TNLT cho khách qua đường. Từ công trường Vaclav, cô Ngô Thuý Vân cho biết lý do tại sao cô tham gia cuộc biểu tình tuyệt thực này:
“Cháu với tư cách là một người trẻ sinh ra sau này và chưa từng nếm qua những khó khăn mà các Tù Nhân Lương Tâm đã trải qua. Cháu nghĩ rằng cháu là một người trẻ và là một người Việt Nam thì cháu có trách nhiệm đấu tranh cho Nhân quyền cho Việt Nam. Cháu cảm thấy rất là vui vì cháu có thể đóng góp được 1 phần nhỏ vào trong chương trình này và được cùng các cô, các chú, các bác tuyệt thực cho các Tù Nhân Lương Tâm ở Việt Nam “
Trong tinh thần tất cả chúng ta là một, were are one, Nhóm Khởi xướng cho biết họ mong mỏi chiến dịch này là một nổ lực để biến năm 2015 thành Năm của Kết hợp giữa những người Việt Nam trong nước, giữa những người Việt trong và ngoài nước với nhau; biến năm 2015 thành Năm Hành Động cho Việt Nam của tất cả mọi người quan tâm đến sự mất còn của đất nước.
Tường An, thông tín viên RFA, Paris
Nguồn: rfa.org/vietnamese
Nguồn: rfa.org/vietnamese
Comments
Post a Comment