(Việt Hoàng) - Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam (đảng CSVN) Nguyễn Phú Trọng đã có mặt tại Mỹ từ ngày 7/7/2015 đến ngày 10/7/2015 trong một cuộc thăm viếng mang tính lịch sử. Theo báo chí chính thống thì đây là một cột mốc đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ (1995-2015) và đồng thời nâng cao sự hợp tác giữa hai nước lên tầm “đối tác chiến lược”. Cuộc thăm viếng này được dư luận trong và người nước quan tâm theo dõi đặc biệt, nhất là hồ sơ Biển Đông đang ngày càng trở nên nóng bỏng trước các động thái quyết liệt của Trung Quốc.
Chúng tôi sẽ không nhắc lại những gì mà báo chí Việt Nam và quốc tế đã loan tải mà chỉ đưa ra những phân tích và nhận định riêng của chúng tôi, một tổ chức chính trị dân chủ đối lập với cái nhìn về tương lai của đảng CSVN và của phong trào dân chủ Việt Nam.
1. Chính quyền Việt Nam đang trong tình trạng tuyệt vọng.
Đúng là trong lịch sử 80 năm cầm quyền của mình, đảng CSVN nhiều lần gặp khó khăn và rơi vào tình trạng tuyệt vọng nhưng rồi họ đều vượt qua được. Có ít nhất hai lý do khiến họ thoát hiểm. Thứ nhất, nền văn hóa Khổng giáo đã giúp họ. Đó là sự trung thành mù quáng, sự vâng phục tuyệt đối của giới trí thức và sự nhẫn nhục đến cam chịu của người dân đối với một lực lượng chính trị đã có công “giải phóng đất nước”. Thứ hai là trong mọi trường hợp đảng CSVN luôn nhận được sự ủng hộ và bảo trợ vô cùng lớn của Liên Xô hoặc Trung Quốc hoặc cả hai. Đừng quên rằng đảng CSVN chỉ là một phân bộ của Cộng sản Quốc tế và nhiệm vụ của họ là chống đế quốc và xây dựng một “thế giới đại đồng”. Vì thế đảng CSVN luôn nhận được mọi sự đáp ứng cần thiết về mọi thứ để có thể “kháng Pháp, chống Mỹ”.
Hai thuận lợi trong quá khứ đó không còn tác dụng trong thời điểm hiện nay. Văn hóa và dân trí người Việt đã thay đổi và nâng cao. Ánh hào quang của quá khứ đã mờ nhạt và không thể đem ra ăn thay cơm. Người dân Việt Nam đã thật sự thất vọng với đảng CSVN . Một tầng lớp trí thức trẻ, không chịu ân huệ của đảng CSVN đã trưởng thành và nhập cuộc. Tiếng nói của họ ngày càng thuyết phục và được lắng nghe. Hai thế lực “chống lưng” cho Việt Nam là Nga và Trung Quốc cũng không còn nữa. Nước Nga của Putin đã sa lầy quá nặng do cuộc can thiệp quân sự thô bạo, bất chất luật pháp quốc tế vào Ukraina. Nga sẽ không còn có thể làm gì và giúp được gì cho Việt Nam. Trung Quốc, một đồng minh ý thức hệ, thay vì bảo trợ cho Việt Nam thì nay trở thành nguy cơ đe dọa Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam thật sự đã phá sản. Do tình trạng tham nhũng công khai và trắng trợn dẫn đến việc ngân sách Việt Nam ngày càng eo hẹp, thu không đủ chi. Bộ máy công chức ngày càng phình to, người làm được việc thì ít mà người ăn lương lại quá nhiều. Việt Nam có đến ba bộ máy đang cùng cai trị: chính quyền, đảng CSVN và các đoàn thể. Thâm hụt ngân sách Việt Nam vào khoảng 20 tỉ USD mỗi năm.
2. Trung Quốc đang sụp đổ và không còn là chỗ dựa cho đảng CSVN nữa. Bắc Kinh muốn giữ Việt Nam cũng không giữ nổi. Hà Nội muốn tiếp tục lệ thuộc Bắc Kinh cũng không được.
Tiến trình tan rã và sụp đổ của Trung Quốc có vẻ đang tăng tốc với việc thị trường chứng khoáng Trung Quốc mất hơn 3000 tỉ USD trong chưa đầy một tháng qua. Sau đó sẽ đến thị trường bất động sản, ngân hàng và cuối cùng là toàn bộ nền kinh tế. Chúng tôi cũng đã tiên liệu trước được điều này qua bài viết “Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang” của ông Nguyễn Gia Kiểng, người lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Chúng tôi cũng xin nhắc lại một ý kiến trong bài viết đó để mọi người khỏi ngộ nhận và hy vọng là Trung Quốc sẽ vỡ nợ hay sụp đổ ngay lập tức như Hy Lạp. Trung Quốc là một đế quốc vì vậy sự sụp đổ và tan rã của nó sẽ kéo dài và từ từ chứ không đến ngay một lúc như các quốc gia khác. Với Việt Nam thì Trung Quốc sụp đổ khi nó không còn là chổ dựa. Trung Quốc rất muốn giữ Việt Nam trong vòng tay của mình, ngoài lý do quan trọng là ý thức hệ và địa chính trị thì Việt Nam còn là một mối lợi lớn về kinh tế. Trung Quốc xuất siêu vào Việt Nam mỗi năm hơn 35 tỉ USD và nhiều mặt hàng trong đó là đồ phế thải gây độc hại cho sức khỏe của người dân Việt Nam và cũng là nguyên nhân gây ra “cái chết” cho hàng vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Đổi lại mỗi năm Trung Quốc phải viện trợ hoặc cho Việt Nam vay tiền. Số tiền đó vào khoảng 20 tỉ USD mỗi năm, bằng đúng số tiền thâm thủng ngân sách của Việt Nam (Ngân sách 2014, chi: 50 tỉ USD, thu 28 tỉ USD). Khi Trung Quốc ổn định thì khoản tiền đó không phải là nhiều nhưng trong lúc thiếu thốn và sẽ rất thiếu thốn trong một tương lai gần thì Trung Quốc không thể thỏa mãn yêu cầu đó của Việt Nam. Liên Xô sụp đổ và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã cũng bắt đầu từ việc Liên Xô không còn là chỗ dựa cho các nước cộng sản chư hầu vì hết tiền. Ba Lan và toàn bộ các nước cộng sản Đông Âu bắt buộc phải dân chủ hóa và sau đó tác động ngược lại Liên Xô khiến nó cũng sụp đổ theo.
Văn hóa cầm quyền của đảng CSVN là văn hóa chư hầu. Tự thân nó từ lúc khai sinh đến bây giờ chưa bao giờ có khả năng tự lập mà luôn phụ thuộc vào một cường quốc nào đó. Trước một Trung Quốc hung hăng và tham lam, đảng CSVN cũng chỉ biết im lặng và cam chịu để tiếp tục tồn tại. Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của đất nước và dân tộc để đổi lấy sự cai trị của mình. Người dân Việt Nam có câu “Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng nhưng thà mất nước chứ không chịu mất đảng”.
Việc ông Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu (với 11 ủy viên trung ương đảng, ba bộ trưởng và hai ủy viên bộ chính trị) đến Mỹ là một hành động chẳng đừng được và là một sự thay đổi bắt buộc, không thể không làm. Không có Mỹ ủng hộ thì đảng CSVN sẽ sớm tiêu vong. Nếu vẫn còn dựa được vào Trung Quốc thì chắc chắn không có cuộc thăm viếng này, vì vậy với bất cứ lý do gì thì đây cũng là một sự thay đổi ngoạn mục và lớn lao trong nội bộ đảng CSVN .
3. Chế độ cộng sản Việt Nam muốn gì hay âm mưu gì cũng không quan trọng. Họ bắt buộc phải xáp lại với Mỹ và các nước dân chủ dù đó là con đường dẫn tới chỗ chết.
Trước chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, tướng Nguyễn Chí Vịnh đã cho biết là Mỹ không có ý định thay thế chế độ hiện nay tại Việt Nam. Nhiều người lên án Mỹ hoặc cho rằng Mỹ nói dối nhưng chúng tôi cho rằng người Mỹ nói thật lòng. Mỹ sẽ không bao giờ đem quân đội can thiệp vào Việt Nam để lật đổ chế độ cộng sản. Họ không cần và không thể làm điều đó. Việc lựa chọn chế độ chính trị tại Việt Nam là việc của người dân Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức tinh hoa Việt Nam. Đây là công việc nội bộ của Việt Nam. Đừng quên rằng chính quyền Mubarak tại Ai Cập trước đây là một đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông nhưng khi chế độ này bị người dân lật đổ thì Mỹ khoanh tay đứng nhìn và sau đó tiếp tục hợp tác với chính quyền mới.
Việc đảng CSVN đem “bầu đoàn thê tử” đến Mỹ là để khẳng định những cam kết Việt-Mỹ sẽ được tuân thủ đầy đủ miễn là Mỹ không hậu thuẫn lật đổ chế độ cộng sản hiện nay. Mỹ (có lẽ) đã cam kết không can thiệp vào nội tình của Việt Nam, đây vấn đề mà đảng CSVN lo lắng nhất, vì thế các cuộc gặp gỡ lần này xem ra cả chủ lẫn khách đều thoải mái, hài lòng và vui vẻ. Các vấn đề mà hai bên đã thảo luận bao gồm TPP, môi trường, an ninh quốc phòng, tình hình Biển Đông, nhân quyền và tự do tôn giáo…
Bằng mọi giá Việt Nam phải vào được khối TPP nếu không thì kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ. Tuy nhiên nếu vào ngay TPP lúc này cũng chết vì khối TPP kiểm soát nguồn gốc hàng hóa vì vậy Việt Nam không thể bán hàng Trung Quốc với nhãn mác “made in Vietnam”. Việt Nam rất cần thời gian và sự yểm trợ của Mỹ để thích nghi với tình hình mới. Hà Nội bắt buộc phải đi với Mỹ dù biết rằng như thế chế độ độc tài đảng trị sẽ phải chấm dứt. Chắc chắn là Mỹ không chỉ đơn phương chấp nhận mọi thứ Việt Nam yêu cầu mà không kèm theo điều kiện. Ông Phó tổng thống Mỹ Biden và cả Thượng nghị sĩ McCain đều nói rõ là họ “tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiến tới một nhà nước pháp trị”.
Chúng ta đều biết rằng chỉ còn 6 tháng nữa là đến đại hội đảng 12 nhưng đảng CSVN vẫn chưa có Dự thảo cương lĩnh chính trị. Lý do của sự chậm trễ này là vì đảng CSVN chưa chắc chắn về định hướng khi chưa biết là có thỏa thuận được gì với Mỹ hay không. Sau chuyến đi Mỹ của ông Trọng về, trong một thời gian ngắn đảng CSVN sẽ sớm công bố dự thảo cương lĩnh chính trị. Vì vậy chuyến đi này rất quan trọng và đánh dấu một thay đổi lớn trong định hướng của chế độ cộng sản Việt Nam.
4. Đảng CSVN hoàn toàn không có một hy vọng nào trong một nước Việt Nam dân chủ, nó sẽ bị xóa bỏ ngay trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên.
Nỗ lực xáp lại với Mỹ của đảng CSVN là một nỗ lực rất lớn, một cố gắng phi thường. Không bắt tay với Mỹ thì sẽ chết rất nhanh mà bắt tay với Mỹ thì phải thay đổi. Sự thay đổi cuối cùng sẽ là dân chủ hóa đất nước, thay thế chế độ đảng trị bằng một nhà nước pháp trị.
Muốn hay không thì Việt Nam cũng phải thay đổi và sự thay đổi sẽ lớn, rất lớn.
Không còn ai có thể chống lưng cho đảng CSVN ngoài Mỹ vì vậy họ phải nhân nhượng nhiều điều từ phía Mỹ. Xã hội dân sự Việt Nam nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung đang đứng trước những cơ hội và thuận lợi rất lớn. Lịch sử đang sang trang.
Vấn đề quan trọng đối với phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay đó là sự chuẩn bị. Phải có sự chuẩn bị về tinh thần, lý luận, nhân sự và nhất là một giải pháp thay thế khả thi để thuyết phục dân chúng. Những người Việt Nam yêu nước cần ủng hộ và tham gia vào các tổ chức chính trị dân chủ đứng đắn để hình thành một mặt trận dân chủ thống nhất, làm đối trọng và giải pháp thay thế cho đảng CSVN.
Những đảng viên cộng sản có tâm và có lòng yêu nước cần phải hiểu rằng mọi sự thay đổi chỉ có thể đến từ các lực lượng chính trị bên ngoài đảng. Đảng CSVN đã quá phân hóa và thối nát để có thể tự thay đổi. Hơn nữa, tất cả những gì liên quan đến hai chữ “cộng sản” đều đã mất hết uy tín vì quá lạc hậu và lạc điệu. Đó còn là hiện thân của sự dối trá, chết chóc, mông muội, bạo lực và thù hận vì vậy nó không còn chỗ đứng trong tương lai. Hiểu được điều này để các thành phần tiến bộ trong đảng mạnh dạn và dứt khoát bắt tay với các tổ chức dân chủ đối lập để cùng nhau tạo ra sự thay đổi cho Việt Nam. Chúng tôi xin nhắc lại một nhận định quan trọng rằng một tổ chức chính trị dân chủ đối lập đơn độc hay một mình các đảng viên đảng CSVN sẽ không có đủ uy tín để tập hợp quần chúng mà cần đến cả hai. Phải là một sự kết hợp giữa một tổ chức chính trị đối lập đứng đắn với các đảng viên tiến bộ trong đảng mới có thể động viên được quần chúng và tạo ra được sự thay đổi.
Chúng ta cần chuẩn bị và sẵn sàng để đúng hẹn với lịch sử.
Chúng tôi sẽ không nhắc lại những gì mà báo chí Việt Nam và quốc tế đã loan tải mà chỉ đưa ra những phân tích và nhận định riêng của chúng tôi, một tổ chức chính trị dân chủ đối lập với cái nhìn về tương lai của đảng CSVN và của phong trào dân chủ Việt Nam.
1. Chính quyền Việt Nam đang trong tình trạng tuyệt vọng.
Đúng là trong lịch sử 80 năm cầm quyền của mình, đảng CSVN nhiều lần gặp khó khăn và rơi vào tình trạng tuyệt vọng nhưng rồi họ đều vượt qua được. Có ít nhất hai lý do khiến họ thoát hiểm. Thứ nhất, nền văn hóa Khổng giáo đã giúp họ. Đó là sự trung thành mù quáng, sự vâng phục tuyệt đối của giới trí thức và sự nhẫn nhục đến cam chịu của người dân đối với một lực lượng chính trị đã có công “giải phóng đất nước”. Thứ hai là trong mọi trường hợp đảng CSVN luôn nhận được sự ủng hộ và bảo trợ vô cùng lớn của Liên Xô hoặc Trung Quốc hoặc cả hai. Đừng quên rằng đảng CSVN chỉ là một phân bộ của Cộng sản Quốc tế và nhiệm vụ của họ là chống đế quốc và xây dựng một “thế giới đại đồng”. Vì thế đảng CSVN luôn nhận được mọi sự đáp ứng cần thiết về mọi thứ để có thể “kháng Pháp, chống Mỹ”.
Hai thuận lợi trong quá khứ đó không còn tác dụng trong thời điểm hiện nay. Văn hóa và dân trí người Việt đã thay đổi và nâng cao. Ánh hào quang của quá khứ đã mờ nhạt và không thể đem ra ăn thay cơm. Người dân Việt Nam đã thật sự thất vọng với đảng CSVN . Một tầng lớp trí thức trẻ, không chịu ân huệ của đảng CSVN đã trưởng thành và nhập cuộc. Tiếng nói của họ ngày càng thuyết phục và được lắng nghe. Hai thế lực “chống lưng” cho Việt Nam là Nga và Trung Quốc cũng không còn nữa. Nước Nga của Putin đã sa lầy quá nặng do cuộc can thiệp quân sự thô bạo, bất chất luật pháp quốc tế vào Ukraina. Nga sẽ không còn có thể làm gì và giúp được gì cho Việt Nam. Trung Quốc, một đồng minh ý thức hệ, thay vì bảo trợ cho Việt Nam thì nay trở thành nguy cơ đe dọa Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam thật sự đã phá sản. Do tình trạng tham nhũng công khai và trắng trợn dẫn đến việc ngân sách Việt Nam ngày càng eo hẹp, thu không đủ chi. Bộ máy công chức ngày càng phình to, người làm được việc thì ít mà người ăn lương lại quá nhiều. Việt Nam có đến ba bộ máy đang cùng cai trị: chính quyền, đảng CSVN và các đoàn thể. Thâm hụt ngân sách Việt Nam vào khoảng 20 tỉ USD mỗi năm.
2. Trung Quốc đang sụp đổ và không còn là chỗ dựa cho đảng CSVN nữa. Bắc Kinh muốn giữ Việt Nam cũng không giữ nổi. Hà Nội muốn tiếp tục lệ thuộc Bắc Kinh cũng không được.
Tiến trình tan rã và sụp đổ của Trung Quốc có vẻ đang tăng tốc với việc thị trường chứng khoáng Trung Quốc mất hơn 3000 tỉ USD trong chưa đầy một tháng qua. Sau đó sẽ đến thị trường bất động sản, ngân hàng và cuối cùng là toàn bộ nền kinh tế. Chúng tôi cũng đã tiên liệu trước được điều này qua bài viết “Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang” của ông Nguyễn Gia Kiểng, người lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Chúng tôi cũng xin nhắc lại một ý kiến trong bài viết đó để mọi người khỏi ngộ nhận và hy vọng là Trung Quốc sẽ vỡ nợ hay sụp đổ ngay lập tức như Hy Lạp. Trung Quốc là một đế quốc vì vậy sự sụp đổ và tan rã của nó sẽ kéo dài và từ từ chứ không đến ngay một lúc như các quốc gia khác. Với Việt Nam thì Trung Quốc sụp đổ khi nó không còn là chổ dựa. Trung Quốc rất muốn giữ Việt Nam trong vòng tay của mình, ngoài lý do quan trọng là ý thức hệ và địa chính trị thì Việt Nam còn là một mối lợi lớn về kinh tế. Trung Quốc xuất siêu vào Việt Nam mỗi năm hơn 35 tỉ USD và nhiều mặt hàng trong đó là đồ phế thải gây độc hại cho sức khỏe của người dân Việt Nam và cũng là nguyên nhân gây ra “cái chết” cho hàng vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Đổi lại mỗi năm Trung Quốc phải viện trợ hoặc cho Việt Nam vay tiền. Số tiền đó vào khoảng 20 tỉ USD mỗi năm, bằng đúng số tiền thâm thủng ngân sách của Việt Nam (Ngân sách 2014, chi: 50 tỉ USD, thu 28 tỉ USD). Khi Trung Quốc ổn định thì khoản tiền đó không phải là nhiều nhưng trong lúc thiếu thốn và sẽ rất thiếu thốn trong một tương lai gần thì Trung Quốc không thể thỏa mãn yêu cầu đó của Việt Nam. Liên Xô sụp đổ và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã cũng bắt đầu từ việc Liên Xô không còn là chỗ dựa cho các nước cộng sản chư hầu vì hết tiền. Ba Lan và toàn bộ các nước cộng sản Đông Âu bắt buộc phải dân chủ hóa và sau đó tác động ngược lại Liên Xô khiến nó cũng sụp đổ theo.
Văn hóa cầm quyền của đảng CSVN là văn hóa chư hầu. Tự thân nó từ lúc khai sinh đến bây giờ chưa bao giờ có khả năng tự lập mà luôn phụ thuộc vào một cường quốc nào đó. Trước một Trung Quốc hung hăng và tham lam, đảng CSVN cũng chỉ biết im lặng và cam chịu để tiếp tục tồn tại. Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của đất nước và dân tộc để đổi lấy sự cai trị của mình. Người dân Việt Nam có câu “Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng nhưng thà mất nước chứ không chịu mất đảng”.
Việc ông Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu (với 11 ủy viên trung ương đảng, ba bộ trưởng và hai ủy viên bộ chính trị) đến Mỹ là một hành động chẳng đừng được và là một sự thay đổi bắt buộc, không thể không làm. Không có Mỹ ủng hộ thì đảng CSVN sẽ sớm tiêu vong. Nếu vẫn còn dựa được vào Trung Quốc thì chắc chắn không có cuộc thăm viếng này, vì vậy với bất cứ lý do gì thì đây cũng là một sự thay đổi ngoạn mục và lớn lao trong nội bộ đảng CSVN .
3. Chế độ cộng sản Việt Nam muốn gì hay âm mưu gì cũng không quan trọng. Họ bắt buộc phải xáp lại với Mỹ và các nước dân chủ dù đó là con đường dẫn tới chỗ chết.
Trước chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, tướng Nguyễn Chí Vịnh đã cho biết là Mỹ không có ý định thay thế chế độ hiện nay tại Việt Nam. Nhiều người lên án Mỹ hoặc cho rằng Mỹ nói dối nhưng chúng tôi cho rằng người Mỹ nói thật lòng. Mỹ sẽ không bao giờ đem quân đội can thiệp vào Việt Nam để lật đổ chế độ cộng sản. Họ không cần và không thể làm điều đó. Việc lựa chọn chế độ chính trị tại Việt Nam là việc của người dân Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức tinh hoa Việt Nam. Đây là công việc nội bộ của Việt Nam. Đừng quên rằng chính quyền Mubarak tại Ai Cập trước đây là một đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông nhưng khi chế độ này bị người dân lật đổ thì Mỹ khoanh tay đứng nhìn và sau đó tiếp tục hợp tác với chính quyền mới.
Việc đảng CSVN đem “bầu đoàn thê tử” đến Mỹ là để khẳng định những cam kết Việt-Mỹ sẽ được tuân thủ đầy đủ miễn là Mỹ không hậu thuẫn lật đổ chế độ cộng sản hiện nay. Mỹ (có lẽ) đã cam kết không can thiệp vào nội tình của Việt Nam, đây vấn đề mà đảng CSVN lo lắng nhất, vì thế các cuộc gặp gỡ lần này xem ra cả chủ lẫn khách đều thoải mái, hài lòng và vui vẻ. Các vấn đề mà hai bên đã thảo luận bao gồm TPP, môi trường, an ninh quốc phòng, tình hình Biển Đông, nhân quyền và tự do tôn giáo…
Bằng mọi giá Việt Nam phải vào được khối TPP nếu không thì kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ. Tuy nhiên nếu vào ngay TPP lúc này cũng chết vì khối TPP kiểm soát nguồn gốc hàng hóa vì vậy Việt Nam không thể bán hàng Trung Quốc với nhãn mác “made in Vietnam”. Việt Nam rất cần thời gian và sự yểm trợ của Mỹ để thích nghi với tình hình mới. Hà Nội bắt buộc phải đi với Mỹ dù biết rằng như thế chế độ độc tài đảng trị sẽ phải chấm dứt. Chắc chắn là Mỹ không chỉ đơn phương chấp nhận mọi thứ Việt Nam yêu cầu mà không kèm theo điều kiện. Ông Phó tổng thống Mỹ Biden và cả Thượng nghị sĩ McCain đều nói rõ là họ “tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiến tới một nhà nước pháp trị”.
Chúng ta đều biết rằng chỉ còn 6 tháng nữa là đến đại hội đảng 12 nhưng đảng CSVN vẫn chưa có Dự thảo cương lĩnh chính trị. Lý do của sự chậm trễ này là vì đảng CSVN chưa chắc chắn về định hướng khi chưa biết là có thỏa thuận được gì với Mỹ hay không. Sau chuyến đi Mỹ của ông Trọng về, trong một thời gian ngắn đảng CSVN sẽ sớm công bố dự thảo cương lĩnh chính trị. Vì vậy chuyến đi này rất quan trọng và đánh dấu một thay đổi lớn trong định hướng của chế độ cộng sản Việt Nam.
4. Đảng CSVN hoàn toàn không có một hy vọng nào trong một nước Việt Nam dân chủ, nó sẽ bị xóa bỏ ngay trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên.
Nỗ lực xáp lại với Mỹ của đảng CSVN là một nỗ lực rất lớn, một cố gắng phi thường. Không bắt tay với Mỹ thì sẽ chết rất nhanh mà bắt tay với Mỹ thì phải thay đổi. Sự thay đổi cuối cùng sẽ là dân chủ hóa đất nước, thay thế chế độ đảng trị bằng một nhà nước pháp trị.
Muốn hay không thì Việt Nam cũng phải thay đổi và sự thay đổi sẽ lớn, rất lớn.
Không còn ai có thể chống lưng cho đảng CSVN ngoài Mỹ vì vậy họ phải nhân nhượng nhiều điều từ phía Mỹ. Xã hội dân sự Việt Nam nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung đang đứng trước những cơ hội và thuận lợi rất lớn. Lịch sử đang sang trang.
Vấn đề quan trọng đối với phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay đó là sự chuẩn bị. Phải có sự chuẩn bị về tinh thần, lý luận, nhân sự và nhất là một giải pháp thay thế khả thi để thuyết phục dân chúng. Những người Việt Nam yêu nước cần ủng hộ và tham gia vào các tổ chức chính trị dân chủ đứng đắn để hình thành một mặt trận dân chủ thống nhất, làm đối trọng và giải pháp thay thế cho đảng CSVN.
Những đảng viên cộng sản có tâm và có lòng yêu nước cần phải hiểu rằng mọi sự thay đổi chỉ có thể đến từ các lực lượng chính trị bên ngoài đảng. Đảng CSVN đã quá phân hóa và thối nát để có thể tự thay đổi. Hơn nữa, tất cả những gì liên quan đến hai chữ “cộng sản” đều đã mất hết uy tín vì quá lạc hậu và lạc điệu. Đó còn là hiện thân của sự dối trá, chết chóc, mông muội, bạo lực và thù hận vì vậy nó không còn chỗ đứng trong tương lai. Hiểu được điều này để các thành phần tiến bộ trong đảng mạnh dạn và dứt khoát bắt tay với các tổ chức dân chủ đối lập để cùng nhau tạo ra sự thay đổi cho Việt Nam. Chúng tôi xin nhắc lại một nhận định quan trọng rằng một tổ chức chính trị dân chủ đối lập đơn độc hay một mình các đảng viên đảng CSVN sẽ không có đủ uy tín để tập hợp quần chúng mà cần đến cả hai. Phải là một sự kết hợp giữa một tổ chức chính trị đối lập đứng đắn với các đảng viên tiến bộ trong đảng mới có thể động viên được quần chúng và tạo ra được sự thay đổi.
Chúng ta cần chuẩn bị và sẵn sàng để đúng hẹn với lịch sử.
Việt Hoàng
Nguồn: http://ethongluan.org
[nguyen-phu-trong-tham-my-bao-hieu-thay-doi-lon].
Ngày đăng 11/07/2015
_____________________
Xem bài liên quan trong chuyên mục "Tin tức Chính trị"
Bản chất của “sự kiện Phùng Quang Thanh” là gì?
Dự Án Chính Trị 2015 của ethongluan
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chết (Nguyễn Gia Kiểng)
Comments
Post a Comment